Tình hình thực hiện Nghị quyết số 98-NQ/CP ngày 03/10/2017 của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Qua 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 98-NQ/CP ngày 03/10/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:

          1. Một số kết quả đạt được

a. Về ban hành cơ chế, chính sách

- Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Tỉnh ủy Trà Vinh đã ban hành Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 15/8/2017 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW; chỉ đạo Ban cán sự Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 1916/QĐ-UBND ngày 11/10/2017 về ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 03/10/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách có liên quan đến hỗ trợ, khuyến khích phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp, kinh tế tư nhân.

b. Mở rộng khả năng tham gia thị trường và đẩy mạnh cạnh tranh bình đẳng cho kinh tế tư nhân

- Tăng cường mở rộng khả năng tham gia thị trường và đẩy mạnh cạnh tranh bình đẳng cho doanh nghiệp đã phát hiện kịp thời và tôn vinh các sản phẩm có chất lượng, có giá trị cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước. Tỉnh đã tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu để xây dựng kế hoạch hỗ trợ sản xuất, xúc tiến thương mại; bình chọn 57/71 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, trong đó có 05 sản phẩm tham gia bình chọn khu vực phía Nam; tổ chức công bố hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Trà Vinh; tập huấn hướng dẫn sử dụng và vận hành Website cho 15 doanh nghiệp; hỗ trợ xây dựng 20 website cho doanh nghiệp; .... Thực hiện tốt công tác đảm bảo cung, cầu, bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của nhân dân vào dịp cao điểm như lễ, Tết.

- Khu vực doanh nghiệp nhà nước được thực hiện cơ cấu lại theo                Nghị quyết số 12-NQ/TW, Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ: trên địa bàn tỉnh hiện có 04 doanh nghiệp thuộc UBND tỉnh quản lý. Nhìn chung, tỉnh luôn thực hiện tốt kiểm tra, giám sát tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước, đảm bảo việc bảo toàn, phát triển vốn; đóng góp của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước tăng lên, nhất là Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Trà Vinh có mức đóng góp khá lớn trên 1.100 tỷ đồng năm 2019, chiếm 23% thu nội địa của tỉnh; không có trường hợp phát sinh lỗ, thất thoát tài sản nhà nước. Riêng các doanh nghiệp sau cổ phần hóa trên địa bàn tỉnh, tình hình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn, tăng tính minh bạch, lợi nhuận hàng năm đều có sự tăng trưởng.

- Nhằm đảm bảo tính khách quan trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh, đã thực hiện phân tích, đánh giá môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh nhằm để xây dựng kế hoạch hành động cải thiện chỉ số PCI cấp tỉnh; thông qua đó tiến tới việc xây dựng chỉ số DDCI cấp sở ngành và huyện, thị, thành phố nhằm năng cao tính cạnh tranh của các đơn vị vơi nhau trong việc thực hiện cải cách môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh của từng địa phương, từng ngành.

- Ngoài ra, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực từ hỗ nguồn vốn của dự án SME, AMD, tổ chức 12 cuộc kết nối thị trường tại các tỉnh: Đồng Tháp, An Giang, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Foodweek Korea tại Hàn Quốc….           Kết quả, có 25 hợp đồng nguyên tắc và 80 biên bản ghi nhớ.

c. Tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực: vốn, tín dụng, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh…

- Tỉnh luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng phục vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; nhiều tổ chức tín dụng đã tích cực giảm lãi suất cho vay, ban hành nhiều chương trình gói tín dụng ưu đãi, đặc thù hỗ trợ cho doanh nghiệp vay vốn; tín dụng đầu tư lĩnh vực sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ hàng năm khoảng 80%, trong đó cho vay trong các lĩnh vực ưu tiên như: nông nghiệp nông thôn, sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp          hỗ trợ…... chiếm khoảng 63-65% tổng dư nợ hàng năm. Thực hiện Chương trình cho vay bình ổn thị trường giai đoạn 2019-2020 đã giải ngân cho 05 doanh nghiệp với doanh số giải ngân 48,6 tỷ đồng (chiếm 96% vốn cam kết đầu tư), lãi suất cho vay ưu đãi với các doanh nghiệp tham gia chương trình thấp hơn từ 2 – 2,5%/năm so với mức vay thông thường, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

- Quỹ đầu tư phát triển đã chấp nhận và ký hợp đồng cho vay vốn đầu tư đã chấp nhận và ký kết 11 hợp đồng cho vay vốn đầu tư một số dự án thuộc doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổng giá trị cho vay theo hợp đồng 88,8 tỷ đồng; bảo lãnh tín dụng cho 04 lượt doanh nghiệp vay vốn tín dụng tại các ngân hàng thương mại với tổng giá trị 3,4 tỷ đồng.

- Thực hiện các giải pháp góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, trong đó hoạt động cải cách thủ tục hành chính luôn được chú trọng theo hướng giảm thiểu, đơn giản hóa các thủ tục cho vay; các quy trình được chuẩn hóa, rút giảm thời gian giao dịch giải quyết khách hàng hơn trước, thông tin minh bạch, tiết kiệm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp. Trung tâm Hành chính công tỉnh vào hoạt động để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại một bộ phận đầu mối duy nhất cho tất cả các cơ quan hành chính cấp tỉnh; thời gian cấp mới và cấp thay đổi đăng ký doanh nghiệp được giải quyết dưới 01 ngày làm việc, cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cũng được thực hiện trong ngày; đối với hoạt động đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế công tác giải quyết thủ tục hành chính tiếp tục được cắt giảm trên 50% so với quy định với thời gian cấp quyết định chủ trương đầu tư là 17 ngày làm việc và 02 ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; hoạt động đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế thời gian giải quyết cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 13 ngày làm việc và 03 ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; triển khai việc kê khai thuế qua mạng điện tử 100% hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện qua cơ chế một cửa, một cửa liên thông được xử lý trước hạn theo quy định.

d. Hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ sản xuất và đào tạo phát triển nguồn lực, nâng cao năng suất lao động

- Thực hiện Chương trình khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp: Hệ sinh thái Khởi nghiệp của Trà Vinh đang bắt đầu từng bước hình thành và đi vào hoạt động cụ thể thiết thực, nhà làm việc chung của tỉnh đã đi vào hoạt động tạo nơi làm việc cho các ý tưởng/dự án khởi nghiệp sinh hoạt làm việc; tổ chức các sự kiện, nói chuyện chuyên đề, kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp Trà Vinh với các hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia trong nước. Phong trào khởi nghiệp bước đầu tạo được sự lan tỏa trong cộng đồng, nhận được hàng trăm ý tưởng tham gia cuộc thi về khởi nghiệp, đặc biệt là có 02 ý tưởng/dự án được đưa thi cấp quốc gia có được giải.

- Đẩy mạnh kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tham gia sâu vào các chuỗi giá trị ngành hàng, tổ chức 04 đoàn xúc tiến đi nước ngoài tại các nước Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản và Hàn Quốc; 02 kỳ hội nghị xúc tiến đầu tư tại tỉnh…. Kết quả có 24 dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn với tổng số vốn 890,47 tỷ đồng.

e. Về nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế tư nhân

- Thực hiện sắp xếp bộ máy theo Nghị quyết số 18/NQ-TW ngày 25/10/2017 và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII), kết quả đến nay các cơ quan, đơn vị đến nay đã hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn bộ máy bên trong; sắp sếp, kiện toàn hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập, giảm 03 tổ chức đặc thù cấp huyện, thu gọn 07 đầu mối sự nghiệp văn hóa, thể thao và Đài Truyền thanh…. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong năm 2019 cử đi đào tạo sau đại hoạch 48 cán bộ, công chức viên chức; bồi dưỡng kiến thức đối ngoại và quan hệ quốc tế 57 lượt cán bộ, công chức, viên chức; tổ chức 46 lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành chính,… với số lượng 3.014 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham dự.

- Về tổ chức chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính: hoàn thiện và mở rộng việc cung ứng dịch vụ công trực tuyến các mức độ, từng bước tiến tới xây dựng chính quyền điện tử theo lộ trình, trên 90% các văn bản, tài liệu được trao đổi giữa các cơ quan hành chính dưới dạng điện tử.

- Về ứng dụng công nghệ thông tin: ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành được triển khai áp dụng tại tất cả các cơ quan, đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh với tổng số người sử dụng là 6.781; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; triển khai hệ thống Cổng dịch vụ công tỉnh đến các cơ quan, địa phương có 1.918 dịch vụ công trực tuyến (mức 3: 769 dịch vụ, tỷ lệ 40,09%, mức 4: 652 dịch vụ, tỷ lệ 34%). Rà soát, công khai 1.283 thủ tục hành chính của tỉnh lên Cổng dịch vụ công quốc gia....

f. Kết quả về phát triển khu vực kinh tế tư nhân

Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô ổn định, đặc biệt là tác động tích cực từ những nỗ lực của Chính phủ, của tỉnh trong ban hành cơ chế chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khởi nghiệp, thông tin quảng bá hình ảnh Trà Vinh… đã tạo sức hút lớn với các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

- Số lượng cơ sở kinh doanh của khu vực tư nhân tiếp tục tăng, đặc biệt là trong khu vực doanh nghiệp

Trong giai đoạn từ năm 2018 đến 9 tháng đầu năm 2020, trung bình mỗi năm có khoảng 349 doanh nghiệp thành lập mới; Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong giai đoạn này trung bình khoảng 51 doanh nghiệp/năm và số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh quay trở lại hoạt động trung bình 27 doanh nghiệp. Tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh /tổng số doanh nghiệp thành lập mới hàng năm có xu hướng tăng lên năm 2018 là 11,2% và năm 2019 là 14,4%; trong 9 tháng năm 2020 là 18,7%.

* Một số Chỉ tiêu về doanh nghiệp thành lập mới, rút lui khỏi thị trường

Nội dung

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

9 tháng 2020

Số doanh nghiệp thành lập mới

352

349

382

315

Số doanh nghiệp quay lại hoạt động

35

40

25

15

Số doanh nghiệp rút khởi thị trường:

125

102

139

119

- Đăng ký tạm ngừng KD

54

39

55

59

- Hoàn tất giải thể

71

64

84

60

Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới

9.298

4.428

6.867

4.384

Vốn DN thành lập mới (tỷ đồng)

1.905

1.129

2.895

3.268

Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế (tỷ đồng)

403

335

3.562

732

Về hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động đến 09 tháng năm 2020 có 2.334 doanh nghiệp chiếm khoảng 11,4% tổng số hộ kinh doanh, với số lượng lao động khu vực hộ kinh doanh 41.344 người đã góp phần giải quyết việc làm lao động tại địa phương và các vùng lân cận.

* Một số chỉ tiêu về doanh nghiệp đang hoạt động

Nội dung

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

9 tháng 2020

Số doanh nghiệp đang hoạt động 31/12 hàng năm

1.483

1.739

2.057

2.334

Số lao động đang làm việc trong các DN có kết quả SXKD

53.384

49.487

-

-

Số hộ kinh doanh

15.430

17.568

19.373

20.492

Số lao động làm việc trong các hộ kinh doanh

30.805

35.227

39.001

41.344

- Đóng góp của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội ngày càng quan trọng

Kinh tế tư nhân đã đóng góp lớn vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển trên nhiều mặt; văn hóa - xã hội có bước phát triển khá tốt; đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng lên, GRDP/người đạt 59,09 triệu đồng/người/năm 2019; đóng góp vào tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh của kinh tế tư nhân đều tăng, ngân sách địa phương hàng năm đều tăng trưởng đạt 11.416,49 tỷ đồng; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1.461 triệu USD, với ba nhóm ngành hàng xuất khẩu chủ yếu là công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, nông sản và thủy sản.

* Đóng góp của khu vực doanh nghiệp trong GDP

Nội dung

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

 

Đóng góp GRDP (100%)

 

 

 

 

- Kinh tế nhà nước

29,2

30,1

31,3

 

- Kinh tế ngoài nhà nước

60,4

60,1

58,9

 

Trong đó khu vực kinh tế tư nhân

8,4

9,4

10,2

 

- Khu vực FDI

3,9

3,5

3,1

 

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp SP

6,5

6,3

6,7

 

Đóng góp trong đầu tư phát triển

 

 

 

 

- Kinh tế nhà nước

69,4

37,4

31,5

 

- Kinh tế ngoài nhà nước

27,7

27,1

36,7

 

- Khu vực FDI

2,9

35,5

31,8

 

 

2. Đánh giá chung

a. Thuận lợi

          - Tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có tăng trưởng về doanh thu, thị trường, lợi nhuận; đóng góp của khu vực doanh nghiệp trong GDP và trong đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh tăng trưởng mạnh nhất là trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất điện (Trung tâm Điện lực Duyên Hải);….

- Môi trường đầu tư, các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp đã được ban hành tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp để mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.

- Khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp là 01 trong 03 nhiệm vụ đột phá được ban hành thành chương trình hành động, giao chỉ tiêu cho các địa phương ngay từ đầu năm để tập trung chỉ đạo, điều hành cùng chung tay thực hiện tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuận lợi nhất.

- Huy động được nhiều nguồn lực để hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị cho doanh nghiệp từ các dự án SME, AMD giúp cho các doanh nghiệp thay đổi tư duy, năng lực trong sản xuất, kinh doanh.

b. Hạn chế, khó khăn

- Các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn cụ thể hóa còn chậm, các doanh nghiệp tiếp cận còn nhiều khó khăn.

- Năng lực hoạt động của các doanh nghiệp còn hạn chế ở nhiều mặt như: năng lực tài chính, độ nhanh nhậy trong tiếp cận thị trường, khả năng ứng dụng công nghệ vào sản xuất còn chậm.

- Khởi nghiệp triển khai nhiều hoạt động tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn; Vườn ươm doanh nghiệp đi vào hoạt động nhưng chưa đủ nguồn nhân lực để quản lý, điều hành, vận hành hiệu quả; tổ tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp hiệu quả chưa cao...

         - Công tác cải cách hành chính, công vụ chưa đồng bộ, vẫn còn một số trường hợp gây phiền hà cho doanh nghiệp và người dân khi làm các thủ tục; việc phối hợp giữa các cơ quan trong giải quyết các vấn đề của nhà đầu tư chưa thực sự quyết liệt, dứt điểm ... chưa tạo được lòng tin của nhà đầu tư.

         3. Nhiệm vụ giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 98/NQ-CP trong thời gian tới

a. Về ban hành cơ chế, chính sách

         - Triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 145-KH/TU ngày 23/12/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức thực hiện 06 nhiệm vụ tập trung, 03 nhiệm vụ đột phá năm 2020 và các năm tiếp theo; đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ tại các Nghị quyết số 19/NQ-CP, Nghị quyết số 35/NQ-CP để cùng đồng hành cùng doanh nghiệp; hiện có hiệu quả các quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn thi hành và một số chính sách của địa phương.

b. Mở rộng khả năng tham gia thị trường và đẩy mạnh cạnh tranh bình đẳng cho kinh tế tư nhân

Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nghiên cứu xây dựng ban hành chương trình cải thiện chỉ số DDCI cấp sở, ngành và huyện, thị, thành phố; duy trì những chỉ số thành phần của chỉ số PCI cao và đẩy mạnh khắc phục, cải thiện đối với những chỉ số thấp; đổi mới phương pháp, biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp theo hướng đồng hành cùng doanh nghiệp bằng cách phân công, giao việc cho các sở, ngành và địa phương theo chức năng của đơn vị chủ động nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp để đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp.

         c. Tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực: vốn, tín dụng, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh…

Triển khai hiệu quả các chính sách trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận và hưởng được các chính sách đẩy mạnh hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh thúc đẩy kinh tế phát triển. Lồng ghép, triển khai hiệu quả các nguồn lực từ ngân sách của dự án SME, Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ bảo lãnh tính dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

d. Hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ sản xuất và đào tạo phát triển nguồn lực, nâng cao năng suất lao động

Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn các kỹ năng mềm cho các doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp nâng cao được nhận thức, kỹ năng trong quản lý, điều hành, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả; khai thác hiệu quả công nghiệp 4.0.

e. Về nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế tư nhân

Tổ chức thực hiện tốt phương châm hành động năm 2020:“Nắm bắt thời cơ, hành động quyết liệt, sáng tạo, bức phá, phát triển nhanh và bền vững”; tăng cường tính chủ động của lãnh đạo, nhất là người đứng đầu từ các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch, chương trình triển phát triển doanh nghiệp ngay đầu năm; công tác giám sát, đánh giá việc triển khai kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn để rút ra bài học kinh nghiệm trong việc chỉ đạo, điều hành và phân nhiệm rõ ràng để tập trung chỉ đạo, triển khai ngay từ đầu năm phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu số lượng doanh nghiệp được giao./.

Tin khác
1 2 3 4 5 

 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 5
  • Hôm nay: 54
  • Trong tuần: 1 066
  • Tất cả: 2493506