Những quy định sửa đổi trong lĩnh vực xăng dầu

Ngày 15/01/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 08/2018/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.

Nghị định 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ với nội dung sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, bao gồm các lĩnh vực: Xăng dầu, thuốc lá, điện lực, nhượng quyền thương mại, thương mại điện tử, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, kinh doanh thực phẩm thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương.

          Ở đây, xin giới thiệu nội dung sửa đổi, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, cụ thể:

STT

Nội dung quy định theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP

(quy định cũ)

Nội dung quy định theo Nghị định số 08/2018/NĐ-CP

(quy định mới)

1

Khoản 1 Điều 7 quy định:

“1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu”

Sửa đổi lại như sau:

“1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.”

2

Khoản 2 Điều 27 quy định:

“2. Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng biển, cảng thủy nội địa, có kho chứa thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu, được xây dựng theo các tiêu chuẩn quy định và theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”

Sửa đổi lại như sau:

“2. Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng biển, cảng thủy nội địa, có kho chứa thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu, được xây dựng theo các tiêu chuẩn quy định.”

3

Điểm i khoản 1 Điều 40 quy định:

“i) Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu (trên bộ, trên mặt nước), quy định thực hiện thống nhất trong cả nước.”

Sửa đổi lại như sau:

“i) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cửa hàng xăng dầu thống nhất trong cả nước.”

4

Điều 5. Quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu

“1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan lập và công bố công khai quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu, bao gồm: Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu; quy hoạch phát triển hệ thống kho cảng xăng dầu đầu mối, kho xăng dầu dự trữ chiến lược và dự trữ lưu thông, hệ thống tuyến ống xăng dầu trên phạm vi cả nước trên cơ sở phù hợp với định hướng phát triển ngành dầu khí Việt Nam và phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

2. Bộ Giao thông Vận tải khi lập dự án xây dựng mới hoặc dự án cải tạo nâng cấp hệ thống giao thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để xác định các điểm đấu nối phù hợp với hệ thống cơ sở kinh doanh xăng dầu đã được quy hoạch.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm lập và ban hành công khai quy hoạch mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng dầu và kho xăng dầu phục vụ nhu cầu xăng dầu lưu thông trên địa bàn. Cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành; riêng tại khu vực địa bàn biên giới, phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn cho công tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới và chống buôn lậu xăng dầu qua biên giới.

4. Khuyến khích thương nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển cơ sở kinh doanh xăng dầu theo đúng quy hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.”

Bãi bỏ

5

Khoản 6 Điều 7:

“6. Phù hợp với quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.

Bãi bỏ

6

Điều 10. Điều kiện sản xuất xăng dầu

“Thương nhân có đủ các điều kiện quy định dưới đây được sản xuất xăng dầu:

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

2. Có cơ sở sản xuất xăng dầu theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt và được cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

3. Có phòng thử nghiệm thuộc sở hữu, đủ năng lực để kiểm tra, thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng xăng dầu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.”

Bãi bỏ

7

Khoản 1 Điều 24:

“1. Địa điểm phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”

Bãi bỏ

8

Khoản 4, khoản 5 Điều 41:

“4. Cơ sở kinh doanh xăng dầu khi được đầu tư mới phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định này.

5. Cơ sở kinh doanh xăng dầu hiện có chưa phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thực hiện lộ trình nâng cấp, di dời bảo đảm phù hợp quy hoạch theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đó.”

Bãi bỏ

9

Điều 7. Điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu

“3… Sau ba (03) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu năm mươi mốt phần trăm (51%) đối với hệ thống kho, đủ đáp ứng tối thiểu một phần ba (1/3) nhu cầu dự trữ của thương nhân quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định này.

4. …Sau hai (02) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu năm mươi mốt phần trăm (51%) đối với các phương tiện vận tải xăng dầu nội địa có tổng sức chứa tối thiểu là ba nghìn mét khối (3.000 m3).

5…. Mỗi năm, kể từ khi được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu tối thiểu bốn (04) cửa hàng bán lẻ xăng dầu, cho đến khi đạt tối thiểu một trăm (100) cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân…”

Bãi bỏ

          Việc Chính phủ sửa đổi, bãi bỏ một số điều, khoản Nghị định số 83/2014/NĐ-CP đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu bởi việc đầu tư kinh doanh là do nhu cầu thị trường và doanh nghiệp quyết định.

Ngày 15/01/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 08/2018/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.

Nghị định 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ với nội dung sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, bao gồm các lĩnh vực: Xăng dầu, thuốc lá, điện lực, nhượng quyền thương mại, thương mại điện tử, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, kinh doanh thực phẩm thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương.

          Ở đây, xin giới thiệu nội dung sửa đổi, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, cụ thể:

STT Nội dung quy định theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP

(quy định cũ)

Nội dung quy định theo Nghị định số 08/2018/NĐ-CP

(quy định mới)

1

Khoản 1 Điều 7 quy định:

“1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu”

Sửa đổi lại như sau:

“1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.”

2

Khoản 2 Điều 27 quy định:

“2. Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng biển, cảng thủy nội địa, có kho chứa thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu, được xây dựng theo các tiêu chuẩn quy định và theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”


Sửa đổi lại như sau:

“2. Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng biển, cảng thủy nội địa, có kho chứa thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu, được xây dựng theo các tiêu chuẩn quy định.”

3

Điểm i khoản 1 Điều 40 quy định:

“i) Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu (trên bộ, trên mặt nước), quy định thực hiện thống nhất trong cả nước.”


Sửa đổi lại như sau:

“i) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cửa hàng xăng dầu thống nhất trong cả nước.”

4

Điều 5. Quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu

“1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan lập và công bố công khai quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu, bao gồm: Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu; quy hoạch phát triển hệ thống kho cảng xăng dầu đầu mối, kho xăng dầu dự trữ chiến lược và dự trữ lưu thông, hệ thống tuyến ống xăng dầu trên phạm vi cả nước trên cơ sở phù hợp với định hướng phát triển ngành dầu khí Việt Nam và phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

2. Bộ Giao thông Vận tải khi lập dự án xây dựng mới hoặc dự án cải tạo nâng cấp hệ thống giao thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để xác định các điểm đấu nối phù hợp với hệ thống cơ sở kinh doanh xăng dầu đã được quy hoạch.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm lập và ban hành công khai quy hoạch mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng dầu và kho xăng dầu phục vụ nhu cầu xăng dầu lưu thông trên địa bàn. Cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành; riêng tại khu vực địa bàn biên giới, phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn cho công tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới và chống buôn lậu xăng dầu qua biên giới.

4. Khuyến khích thương nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển cơ sở kinh doanh xăng dầu theo đúng quy hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.”

Bãi bỏ

5

Khoản 6 Điều 7:

“6. Phù hợp với quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.

Bãi bỏ

6

Điều 10. Điều kiện sản xuất xăng dầu

“Thương nhân có đủ các điều kiện quy định dưới đây được sản xuất xăng dầu:

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

2. Có cơ sở sản xuất xăng dầu theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt và được cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

3. Có phòng thử nghiệm thuộc sở hữu, đủ năng lực để kiểm tra, thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng xăng dầu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.”

Bãi bỏ

7

Khoản 1 Điều 24:

“1. Địa điểm phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”

Bãi bỏ

8

Khoản 4, khoản 5 Điều 41:

“4. Cơ sở kinh doanh xăng dầu khi được đầu tư mới phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định này.

5. Cơ sở kinh doanh xăng dầu hiện có chưa phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thực hiện lộ trình nâng cấp, di dời bảo đảm phù hợp quy hoạch theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đó.”

Bãi bỏ

9

Điều 7. Điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu

“3… Sau ba (03) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu năm mươi mốt phần trăm (51%) đối với hệ thống kho, đủ đáp ứng tối thiểu một phần ba (1/3) nhu cầu dự trữ của thương nhân quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định này.

4. …Sau hai (02) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu năm mươi mốt phần trăm (51%) đối với các phương tiện vận tải xăng dầu nội địa có tổng sức chứa tối thiểu là ba nghìn mét khối (3.000 m3).

5…. Mỗi năm, kể từ khi được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu tối thiểu bốn (04) cửa hàng bán lẻ xăng dầu, cho đến khi đạt tối thiểu một trăm (100) cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân…”

Bãi bỏ

          Việc Chính phủ sửa đổi, bãi bỏ một số điều, khoản Nghị định số 83/2014/NĐ-CP đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu bởi việc đầu tư kinh doanh là do nhu cầu thị trường và doanh nghiệp quyết định.


Tin khác
1 2 3 4 5 

 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 10
  • Hôm nay: 308
  • Trong tuần: 22 863
  • Tất cả: 2478677