Phát triển bền vững vùng Tây Nam bộ các vấn đề đặt ra trong bối cảnh mới
Ngày 22/9/2019, tại Khách sạn Nesta, thành phố Cần Thơ, Học viện Chính trị Khu vực IV phối hợp Viện Hàm lâm Khoa học Xã hội (KHXH) Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học Phát triển bền vững vùng Tây Nam bộ các vấn đề đặt ra trong bối cảnh mới.

Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; Giáo sư-Tiến sĩ Đỗ Hoài Nam, Nguyên Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Quốc Dũng, Giám đốc Học viện Chính trị Khu vực IV chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có trêm 150 đại biểu là các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà khoa học đến từ các Viện, các trường, Lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể trong và ngoài khu vực ĐBSCL tham dự... Trà Vinh có Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh cùng tham gia Hội thảo.




(Quang cảnh Hội thảo)



Hội thảo gồm 3 phiên, với các nội dung tham luận như: Phiên thứ nhất đại biểu được nghe tham luận "Vấn đề dân tộc trong sự phát triển bền vững vùng Tây Nam bộ" do Phó Giám sư-Tiến sĩ Phan Xuân Biên, Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh trình bày; tham luận "Quản lý tài nguyên nước bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu ở ĐBSCL theo tinh thần Nghị quyết 120/NQ-CP". Phiên thứ hai gồm các tham luận như: "Sửa đổi Luật đất đai cần dựa trên những luận cứ khoa học nào?" do Chuyên gia Vũ Trọng Khải trình bày; tham luận về "Một số ý kiến về tích tụ và tập trung ruộng đất với phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL" do Tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Trưởng đại diện VCCI Cần Thơ trình bày. Phiên thứ ba với các tham luận: "Vấn đề lao động và việc làm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong bối cảnh phát triển mới" do Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu Giang trình bày; tham luận "Lao động và sinh kế ở nông thôn vùng ĐBSCL" do Phó Giáo sư-Tiến sĩ Lê Khương Ninh, Trưởng Khoa kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ trình bày... Tại từng phiên của Hội thảo, sau khi nghe các chuyên gia trình bày tham luận các đại biểu tham gia Hội thảo đã đặt ra những câu hỏi, những vấn đề còn vướng mắc, còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế và những giải pháp trước mắt và lâu dài để làm thế nào phát triển bền vững vùng Tây Nam bộ... Đồng thời đại biểu các tỉnh, thành thông tin, trao đổi tình hình thực tế tại địa phương liên quan đến vấn đề dân tộc, quản lý tài nguyên nước, đất đai, phát triển nông nghiệp, lao động, việc làm để các nhà khoa học tiếp cận thông tin, tổng hợp kiến nghị các bộ, ban ngành, Thủ tướng Chính phủ trong việc để ra các chính sách phát triển bền vững vùng Tây Nam bộ…


Phát biểu ý kiến tại Hội thảo ông Dương Quang Ngọc, Phó Giám đốc Sở lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh đề xuất các nhà khoa học trong việc nghiên cứu, tham mưu đề xuất Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương trong Quy hoạch phát triển kinh tế vùng gắn với định hướng ngành kinh tế trọng tâm, mũi nhọn để các tỉnh, thành xác định tập trung thực hiện một cách đồng bộ, mang tính lợi thế cao trong xuất khẩu; xác định lại khung đào tạo nghề hiện nay cho phù hợp với nhu cầu của các công ty, doanh nghiệp, xí nghiệp đang cần; trách nhiệm của các tỉnh, thành, các doanh nghiệp trong việc sử dụng lao động khi người lao động ở Trà Vinh hết tuổi làm công nhân trở về địa phương, đây là vấn đề đang đặt ra cho tỉnh Trà Vinh trong những năm sắp tới.
Phát biểu kết thúc Hội thảo, Chủ trì Hội thảo đánh giá cao các nội dung tham luận các nhà khoa học đã trình bày, tiếp thu ý kiến phát biểu đóng của các nhà khoa học, các đại biểu các tỉnh, thành, ngành về thực tiễn trong quá trình lãnh, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương tại Hội thảo. Các ý kiến đều nhấn mạnh ĐBSCL đang đứng trước những cơ hội và thách thức cho việc phát triển bền vững, các thách thức được đại biểu phân tích đậm nét hơn, cụ thể hơn và đề ra những giải pháp tiếp cận vấn đề, giải pháp giải quyết vấn đề, trong đó rất cần yếu tố gắn kết, liên kết giữa các địa phương trong vùng, trong khu vực, trong nước và quốc tế; từng bước đi trước mắt và lâu dài phải mang tính chất đồng bộ, đúng hướng; phát huy vai trò của chủ thể, vai trò của người đứng đầu các tỉnh, thành phố, rất cần có sự tham gia của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực, trong đó vai trò của Nhà nước là trung tâm điều hành, điều tiết và đề ra các cơ chế, chính sách phù hợp cho vùng, vai trò của các doanh nghiệp trong đầu tư dự án mang tính trọng điểm, nổi bật, phù hợp với điều kiện của vùng để giải quyết lao động, ổn định việc làm, tăng thu nhập cho người dân... nhằm tạo tiền đề cho ĐBSCL phát triển bền vững./.


Phúc Nguyên

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 

 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 18
  • Trong tuần: 574
  • Tất cả: 2494157